Người
nguyên thuỷ cũng đã hiện diện ở Việt Nam nên ngành khảo có học đã phát hiện
được răng người vượn ở Bình Gia (Lạng Sơn). Do đó nêr. sản xuất thủ công nghiệp
Việt Nam cũng đã xuất hiện từ rất sớm và phái triển liên tục qua các thời đại
khác nhau cho đến ngày nay:
- Thời
đại đồ đá cũ dược phát hiện ở núi Đọ (Thanh Hoá) và đó cũng là dấu
vết từ thời xưa nhất, cách ngày nay hàng chục vạn năm, mà chúng ta đã phát hiện
được. Tại đây có hàng vạn công cụ đồ đá cũ và người vượn thời nguyên thủy dã sử
dụng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ dể chế biến dá bazan, dược khai thác từ các sườn
núi, thành những manh tước, những công cụ chặt, rìu tay, nạo... Từ những đồ đá
đó, người nguyên thuỷ đã có thể chặt cây, vót gậy tre, lao gỗ,... Thòi kỳ này,
nguồn tre nứa phong phú của nước ta đã có vai trò quan trọng vì có công dụng đa
năng. Tre nứa được dùng làm cán công cụ, làm gậy, làm lao, làm cung tên, làm đồ
đan lát, làm thừng bện,... nên đã có tác dụng to lớn dảm bảo cho quá trình săn
bắt, lượm hái ngày càng phát triển.
-
Thời dại đồ đá cuội xuất hiện
vào cuối thời đại đồ đá cũ (có thổ là đầu thời đại đồ đá giữa), cách ngày nay
hàng ba, bốn vạn năm. Trong năm 1960, tại vùng đồi núi tỉnh Phú Thọ đã phát
hiện hơn sáu chục địa điểm khảo cổ với những đồ đá cuội được ghè đẽo thô sơ.
Thời kỳ này còn được gọi là “nền văn hoá Sơn Vi”, lấy tên xã Sơn Vi, huyện Lâm
Thao, Phú Thọ là nơi đầu tiên tìm thấy di tích tiêu biểu của nền văn hoá này.
-
Tiếp nối là thời
đại đồ đá giữa, còn được gọi là “nền văn hoá Hoà Bình” và thời
đại đồ đá mới, còn được gọi là “nền văn hoá Bắc Sơn”, cách ngày nay
khoảng một vạn năm. Nền văn hoá này lấy địa danh tỉnh Hoà Bình và xã Bắc Sơn,
nơi đầu tiên tìm thấy di chỉ tiêu biểu của hai nền văn hoá này, làm tên gọi.
Đến thời kỳ này, người nguyên thuỷ đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên những
chiếc rìu Bắc Sơn là rìu hình tứ giác có mài ở lưỡi. Văn hoá Bắc Sơn là một
trong những nền văn hoá có rìu mài sớm trên thế giới. Trong thời kỳ này, đã
xuất hiện những đồ gốm đầu tiên được nặn bằng tay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét